Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử Xã Đông Ninh  - Huyện Đông Sơn - Tỉnh Thanh Hóa

Đôi nét về nhân vật lịch sử Lê Ngọc thuộc di tích đền thờ Lê Ngọc.

Đăng lúc: 14:47:35 26/09/2018 (GMT+7)
100%
Print

Di tích đền thờ Lê Ngọc thuộc làng Trường Xuân, xã Đông Ninh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa

       Di tích đền thờ Lê Ngọc thuộc làng Trường Xuân, xã Đông Ninh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, tổ tiên của Lê Ngọc làm quan nhà Tấn, được phong tước hầu. Đến thời nhà Lương đã có 3 đời liên tiếp được phong hầu. Sang đến đời nhà Tùy, Lê Ngọc được phong Tuyên uy tướng quân Nhật Nam thái thú (quận Nhật Nam lúc này tương ứng với các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh ngày nay), sau đổi làm Cửu Chân thái thú.
anh den tho cao to Le Ngoc.JPG

Cuối đời Tùy, hào kiệt các nơi nổi lên cát cứ, Lê Ngọc cũng cát cứ ở quận Cửu Chân. Khi nhà Đường thay thế nhà Tùy, Lê Ngọc không chịu thần phục nhà Đường, ông theo vua Lương là Tiêu Tiển cùng chống lại nhà Đường, đóng ở quận trị của quận Cửu Chân là Đông Phố (tức Đồng Pho, nay thuộc xã Đông Hòa, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa), chia các con chiếm giữ các địa phương. Một số nhà sử học gọi đây là cuộc khởi nghĩa Lê Ngọc.

anh gieng co den tho Le Ngoc.JPG
Gieng co - noi den tho cao to Le Ngoc

Sau khi Tiêu Tiển bị nhà Đường tiêu diệt, thái thú Giao Chỉ (Bắc Bộ ngày nay) là Khâu Hòa, trước là đồng minh của Tiêu Tiển, đã đầu hàng nhà Đường và được giữ nguyên chức Thái thú Giao Chỉ. Lê Ngọc không chịu đầu hàng mà lui về trấn thủ dân địa phương. Sau gần ba năm kháng chiến chống nhà Đường, Lê Ngọc và ba con trai đều tử trận, người con gái đang trấn giữ vùng Như Xuân, Thanh Hóa, trên đường đem quân hỗ trợ cha và các em, nghe được tin dữ cũng nhảy sông tuẫn tiết.

Trong thời gian khởi nghĩa chống nhà Đường, vào năm 618, Lê Ngọc đã xây dựng sinh phần tại địa phận làng Trường Xuân, xã Đông Ninh, huyện Đông Sơn ngày nay. Trước sinh phần có xây Hoằng tĩnh đài và dựng một cái bia. Bia này được phát hiện trong đền thờ Lê Ngọc tại làng Trường Xuân, hiện được lưu giữ ở Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, được coi là một trong những tấm bia xưa nhất Việt Nam. Trên bia có ghi Đại Nghiệp thập tứ niên, tức là năm Đại Nghiệp thứ mười bốn (Đại Nghiệp là niên hiệu của Tùy Dạng đế). Dù đời Đại Nghiệp chỉ có 13 năm, nhưng khi Tùy Dạng Đế bị giết, đồng thời nhà Tùy đổ thì Lê Ngọc không biết nên khi dựng bia vẫn theo niên hiệu Đại Nghiệp. Văn bia này ca ngợi sự nghiệp và đạo học của Lê Ngọc.

Tuy có tổ tiên là người Hán, nhưng sinh ra trong gia đình nhiều đời làm quan tại Việt Nam, Lê Ngọc đã thoát li quan hệ với triều đình Trung Quốc và trở thành hào trưởng địa phương, tương tự Lý Phật Tử  Giao Chỉ. Do kêu gọi nhân dân cùng đứng lên chống ách đô hộ của nhà Đường, ông được nhân dân tin tưởng quý mến và được tôn làm phúc thần.

Tóm lại, nhân vật Lê Ngọc tuy không được chép trong chính sử, chúng ta có thể biết ông qua một tấm bia do chính ông dựng còn lại đến ngày nay và một số thần tích về đền thờ ông cùng vợ con. Tấm bia là một tài liệu lịch sử chân xác cho chúng ta biết Lê Ngọc là một nhân vật lịch sử ở Thanh Hóa trước thế kỷ thứ X.
                                                                                    (Nguồn sưu tầm)

Công khai kết quả giải quyết TTHC

Truy cập
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
370818

ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH

Số điện thoại tiếp nhận của các tổ chức, cá nhân liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính
02373.742.289